Biết vận hành hệ thống thải độc cơ thể, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung bướu

Cơ thể của con người ngày nay có nguồn gốc từ hàng triệu năm trước đây và từ đó đến nay hầu như chưa có gì thay đổi. Điều này nghĩa là các cơ quan trong cơ thể của chúng ta ngày nay không khác gì mấy so với tổ tiên của chúng ta ngày trước. Và hệ thống thải độc cũng vậy. Nó được tạo ra hàng triệu năm trước đây, khi mà bầu không khí vẫn còn trong lành, đất đai chưa bị ô nhiễm và thực phẩm chưa nhiễm độc- khác xa bây giờ.

Xã hội càng hiện đại, con người càng phải đối mặt với nhiều mối nguy hiểm với sức khỏe: hóa chất độc hại, ô nhiễm bức xạ, ô nhiễm môi trường, lười vận động… Hàng ngày, chúng ta nạp vào cơ thể hàng nghìn loại độc tố khác nhau, tạo áp lực nặng nền lên hệ thống thải độc của cơ thể – vốn chưa thích nghi được với những thay đổi của xã hội hiện đại, khiến hệ thống này bị quá tải, độc tố không được đào thải ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể, ở tim, gan, phổi, xương, hệ thống thần kinh… đây chính là nguyên nhân khiến bệnh tật ngày càng gia tăng, đặc biệt là ung thư.

Điều bất ngờ là hệ thống thải độc của chúng ta mới chỉ làm việc với 40% công suất

Cách đây 56 năm, khi tất cả mọi người đều nghĩ rằng cuộc chiến với ung bướu chỉ bắt đầu từ khi được chẩn đoán mắc bệnh, thì Paul Talalay- giáo sư của Trường Đại học Y Johns Hopkins đã chọn một con đường khác để đi:

“Phòng ngừa ung bướu trước khi nó kịp bén rễ trong cơ thể”. Lúc đó, các đồng nghiệp của ông đều chế giễu và cho rằng đây là một điều điên rồ: “Trong mắt họ, ung bướu là một căn bệnh không có cách gì ngăn ngừa được”– Talalay P. nói. Đa số trong số đồng nghiệp của ông đều theo hướng nghiên cứu các phương pháp để điều trị, thay vì phòng ngừa.

Gạt ngoài tai những lời chỉ trích và ý kiến trái chiều, GS quyết định sẽ đi con đường riêng của mình. Sau một thời gian nghiên cứu, ông đã phát hiện ra một sự thật thú vị:

“Trong mỗi tế bào của cơ thể có các phân tử có vai trò như một vệ sĩ, vệ sĩ này bảo vê tế bào khỏi các chất độc hại, các gốc oxi hóa gây ra sự tổn thương DNA, làm hư hỏng tế bào… là nguyên nhân dẫn đến sự lão hóa, bệnh tật, ung bướu. Phân tử này chính là glutathione- chất chống oxi hóa mạnh mẽ nhất trong cơ thể. Và điều đặc biệt là, chúng mới chỉ hoạt động với hiệu suất 40% hiệu suất tối đa [1]. Nếu có cách nào để tăng hiệu suất này lên thì đó chính là lời giải cho bài toán ngăn ngừa ung thư”.

Cách vận hành hệ thống thải độc cơ thể có thể đạt công suất 240%

Giây phút định mệnh gõ cửa khi ông tìm ra Sulforaphane (SFN), một hợp chất có hàm lượng cao nhất trong hạt mầm bông cải xanh 3 ngày tuổi. Hoạt chất này có khả năng kích hoạt 200 gen trong tế bào, trong đó có gen làm tăng tổng hợp Glutathione nội sinh lên 240%.

súp lơ xanh có tác dụng detox cơ thể, đào thải độc tố hiệu quả

Súp lơ xanh có chứa hoạt chất Glutathione có tác dụng detox cơ thể, đào thải độc tố hiệu quả

Đặc biệt hơn rất nhiều là khi bổ sung hoạt chất này giúp tăng enzyme có khả năng thúc đẩy sự gắn kết và đào thải độc tố của Glutathione lên 8,1 lần. Việc mà bổ sung Glutathione trực tiếp không bao giờ có được. Sự kiện trên như một sự kiện bom tấn và Giáo sư Talalay P. đã thực sự tạo ra một bước đột phá, thay đổi hoàn toàn bộ mặt của ngành khoa học về ung bướu hoàn toàn có thể phòng ngừa.

Khi phát hiện hoạt chất trong bông cải xanh có thể phòng chống ung bướu, cũng là lúc GS. Talalay P. cùng các nhà khoa học thuộc đại học Y Johns Hopkin phải tìm cho ra liều lượng phòng ngừa tối ưu nhất.

Sau nhiều thí nghiệm, các nhà nghiên cứu nhận thấy SFN trong bông cải xanh rất không bền với nhiệt, dễ bị phân hủy trong quá trình bảo quản và vận chuyển. Có nghĩa khi được nấu chín, khả năng hấp thụ chỉ còn 5-10%, tức là cần ăn 3,4 kg bông cải xanh (khoảng 30mg SFN) mỗi ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *